Thỏa thuận đình chiến Azerbaijan - Armenia cho thấy vai trò trung gian của Nga và ảnh hưởng ngày càng lớn của Thổ Nhĩ Kỳ ở vùng Kavkaz.
Bộ Quốc phòng Nga ngày 10/11 cho biết lực lượng gìn giữ hòa bình nước này bắt đầu được triển khai đến khu vực xung đột Nagorno-Karabakh, song song với hoạt động rút quân của lực lượng vũ trang Armenia. Sự hiện diện của lực lượng gìn giữ hòa bình Nga củng cố những lợi thế Azerbaijan giành được sau 6 tuần giao tranh với Armenia và đánh dấu sự thay đổi đáng kể hiện trạng khu vực.
Thỏa thuận đình chiến được Yerevan ký với Mosvka và Baku hôm 9/11, chấm dứt cuộc xung đột ác liệt khiến hàng nghìn người chết tại Nagorno-Karabakh. Theo thỏa thuận, quân đội Nga sẽ duy trì 1.960 binh sĩ, 90 xe thiết giáp và 380 xe cơ giới dọc tuyến biên giới Armenia - Azerbaijan tại vùng xung đột, cũng như hành lang giao thông nối Nagorno-Karabakh với lãnh thổ Armenia.
Không khí ăn mừng tràn ngập thủ đô Baku của Azerbaijan, trong khi sự tức giận và đau buồn được thể hiện khắp thủ đô Yerevan của Armenia. Phía Armenia đã mất hơn 1.300 binh sĩ kể từ khi xung đột bùng phát ngày 27/9 tại Nagorno-Karabakh, khu vực căng thẳng suốt 26 năm qua.
Azerbaijan giành được thành công lớn khi chiếm lại nhiều vùng lãnh thổ thuộc sở hữu của nước này theo luật pháp quốc tế, nhưng đang nằm dưới quyền kiểm soát của Armenia từ sau cuộc chiến đầu thập niên 1990. Một trong những mục tiêu chiến lược mà họ giành lại được là thành phố Shusha lớn thứ hai tại Nagorno-Karabakh, nơi được coi là "thủ đô văn hóa" của Azerbaijan.
Thỏa thuận đình chiến được Tổng thống Nga Vladimir Putin công bố tối 9/11, cho phép Azerbaijan kiểm soát những vùng đất đã giành lại trong cuộc giao tranh, trong khi Armenia vẫn giữ được một số khu vực tại Nagorno-Karabakh, bao gồm thủ phủ Stepanakert.
"Chúng ta lại một lần nữa chứng minh rằng mình có những binh sĩ, sĩ quan và tướng chỉ huy bất khả chiến bại, nhũng người sẵn sàng hy sinh mạng sống để bảo vệ đất mẹ mà không do dự. Nhưng đã đến lúc ngừng đổ máu", Bộ Quốc phòng Armenia ra thông cáo cho hay.
Truyền thông Nga sau đó công bố hình ảnh binh sĩ nước này triển khai bằng đường bộ và đường không đến Nagorno-Karabakh, nhấn mạnh chiến thắng địa chính trị của Moskva khi hòa giải được hai quốc gia từng ba lần phá vỡ lệnh ngừng bắn trong cuộc xung đột.
Giới chuyên gia cho rằng không thể bỏ qua ảnh hưởng khu vực ngày càng lớn của Thổ Nhĩ Kỳ, quốc gia hỗ trợ đắc lực cho Azerbaijan trước và trong cuộc xung đột. Tổng thống Nga đã đối thoại với người đồng cấp Thổ Nhĩ Kỳ Recep Tayyip Erdogan ít nhất 4 lần kể từ khi xung đột nổ ra tại Nagorno-Karabakh. Ngoại trưởng Thổ Nhĩ Kỳ Mevlut Cavusoglu ca ngợi thỏa thuận hòa bình là "thành công và chiến thắng vĩ đại cho Azerbaijan".
Dù vậy, vẫn còn nhiều dấu hỏi về tương lai khu vực, bao gồm vai trò chính xác của lực lượng gìn giữ hòa bình Nga, cũng như thời gian để người dân Azerbaijan tái định cư tại các khu vực nước này chiếm lại được trong giao tranh.
Cuộc chiến đầu thập niên 1990 đã khiến khoảng một triệu người phải di tản khỏi Nagorno-Karabakh, phần lớn là công dân Azerbaijan. Áp lực từ cộng đồng này là một trong những lý do chủ chốt thúc đẩy Tổng thống Azerbaijan Ilham Aliyev sử dụng biện pháp quân sự để giành lại lãnh thổ.
Bộ Quốc phòng Nga ngày 10/11 cho biết lực lượng gìn giữ hòa bình nước này bắt đầu được triển khai đến khu vực xung đột Nagorno-Karabakh, song song với hoạt động rút quân của lực lượng vũ trang Armenia. Sự hiện diện của lực lượng gìn giữ hòa bình Nga củng cố những lợi thế Azerbaijan giành được sau 6 tuần giao tranh với Armenia và đánh dấu sự thay đổi đáng kể hiện trạng khu vực.
Thỏa thuận đình chiến được Yerevan ký với Mosvka và Baku hôm 9/11, chấm dứt cuộc xung đột ác liệt khiến hàng nghìn người chết tại Nagorno-Karabakh. Theo thỏa thuận, quân đội Nga sẽ duy trì 1.960 binh sĩ, 90 xe thiết giáp và 380 xe cơ giới dọc tuyến biên giới Armenia - Azerbaijan tại vùng xung đột, cũng như hành lang giao thông nối Nagorno-Karabakh với lãnh thổ Armenia.
Không khí ăn mừng tràn ngập thủ đô Baku của Azerbaijan, trong khi sự tức giận và đau buồn được thể hiện khắp thủ đô Yerevan của Armenia. Phía Armenia đã mất hơn 1.300 binh sĩ kể từ khi xung đột bùng phát ngày 27/9 tại Nagorno-Karabakh, khu vực căng thẳng suốt 26 năm qua.
Azerbaijan giành được thành công lớn khi chiếm lại nhiều vùng lãnh thổ thuộc sở hữu của nước này theo luật pháp quốc tế, nhưng đang nằm dưới quyền kiểm soát của Armenia từ sau cuộc chiến đầu thập niên 1990. Một trong những mục tiêu chiến lược mà họ giành lại được là thành phố Shusha lớn thứ hai tại Nagorno-Karabakh, nơi được coi là "thủ đô văn hóa" của Azerbaijan.
Thỏa thuận đình chiến được Tổng thống Nga Vladimir Putin công bố tối 9/11, cho phép Azerbaijan kiểm soát những vùng đất đã giành lại trong cuộc giao tranh, trong khi Armenia vẫn giữ được một số khu vực tại Nagorno-Karabakh, bao gồm thủ phủ Stepanakert.
"Chúng ta lại một lần nữa chứng minh rằng mình có những binh sĩ, sĩ quan và tướng chỉ huy bất khả chiến bại, nhũng người sẵn sàng hy sinh mạng sống để bảo vệ đất mẹ mà không do dự. Nhưng đã đến lúc ngừng đổ máu", Bộ Quốc phòng Armenia ra thông cáo cho hay.
Truyền thông Nga sau đó công bố hình ảnh binh sĩ nước này triển khai bằng đường bộ và đường không đến Nagorno-Karabakh, nhấn mạnh chiến thắng địa chính trị của Moskva khi hòa giải được hai quốc gia từng ba lần phá vỡ lệnh ngừng bắn trong cuộc xung đột.
Giới chuyên gia cho rằng không thể bỏ qua ảnh hưởng khu vực ngày càng lớn của Thổ Nhĩ Kỳ, quốc gia hỗ trợ đắc lực cho Azerbaijan trước và trong cuộc xung đột. Tổng thống Nga đã đối thoại với người đồng cấp Thổ Nhĩ Kỳ Recep Tayyip Erdogan ít nhất 4 lần kể từ khi xung đột nổ ra tại Nagorno-Karabakh. Ngoại trưởng Thổ Nhĩ Kỳ Mevlut Cavusoglu ca ngợi thỏa thuận hòa bình là "thành công và chiến thắng vĩ đại cho Azerbaijan".
Dù vậy, vẫn còn nhiều dấu hỏi về tương lai khu vực, bao gồm vai trò chính xác của lực lượng gìn giữ hòa bình Nga, cũng như thời gian để người dân Azerbaijan tái định cư tại các khu vực nước này chiếm lại được trong giao tranh.
Cuộc chiến đầu thập niên 1990 đã khiến khoảng một triệu người phải di tản khỏi Nagorno-Karabakh, phần lớn là công dân Azerbaijan. Áp lực từ cộng đồng này là một trong những lý do chủ chốt thúc đẩy Tổng thống Azerbaijan Ilham Aliyev sử dụng biện pháp quân sự để giành lại lãnh thổ.
Có thể bạn sẽ thích